Năm 2004 mà sau này là một chuẩn mà nhiều nhà sản xuất PSU tuân thủ gọi là 80 Plus. Tiêu chuẩn này là một phương tiện thúc đẩy nhằm tạo ra được các PSU trên thị trường có mức sử dụng năng lượng hiệu quả cho hệ thống máy tính. Năm 2005, các PSU đầu tiên có chứng nhận 80 Plus được ra mắt, lý do nó được đặt tên như vậy là do hiệu quả về mặt năng lượng lớn hơn 80%. Từ nền móng của việc xây dựng các PSU có chứng nhận 80 Plus, các hãng sản xuất cũng đã tạo ra được các PSU có tiêu chuẩn và chứng nhận cao hơn, bao gồm: Bronze, Silver, Gold, Platinum, và cuối cùng là Titanium. Ổ cắm điện của người dùng để kết nối và cung cấp điện năng cho hệ thống máy tính là dạng điện xoay chiều (AC - alternating current ) trong khi hệ thống máy tính sử dụng một bộ nguồn cung cấp điện năng để chuyển đổi điện năng đó thành điện một chiều (DC - direct current ) được dùng trong hầu hết các thiết bị điện tử. Có một vấn đề xảy ra, đó là khi điện AC được chuyển đổi thành DC- nhiệt sẽ được sinh ra. Lúc này một phần lớn điện năng bị tiêu hao một cách lãng phí do nhiệt được sinh ra. Đó là lý do cho thấy trong thực tế là sẽ không có thiết bị nào đó chuyển đổi điện năng đạt mức 100% trừ khi xuất hiện một cái gì đó đột phá được phát minh bởi nhân loại. Như vậy, chuẩn 80 Plus hiểu đơn giản là bộ nguồn đạt đủ điều kiện cung cấp cho 80% mức điện năng hoặc hơn ở mức 10, 20, 50 và 100% tải trọng của nó.
Giải thích rõ hơn, ta lấy một PSU có mức hiệu suất đạt được là 70% và công suất cung cấp cho hệ thống máy tính là 400W. Với PSU có mức hiệu suất 70% đạt được mức DC 400W suy ra AC sẽ là 400/0.7 ~ 571W điện AC. Vì vậy, công suất tăng thêm ~ 171W cho phần nhiệt được sinh ra này, hay nói cách khác do quá trình chuyển hóa điện năng từ AC sang DC không hiệu quả trong PSU. Vì vậy, hiệu suất lúc này rất quan trọng, nó quan trọng như thế nào ?
- Với PSU có mức hiệu suất 70% đạt được mức DC 400W suy ra AC sẽ là 400/0.7 ~ 571W điện AC.
- Với PSU có mức hiệu suất 90% đạt chuẩn 80 Plus Platinum để đạt mức DC là 400W thì suy ra AC sẽ là 400/ 0.9 ~ 444W.
Vậy từ DC tính ra AC để làm gì ? Các bạn chắc hẳn đã hiểu ký hiệu kWh hay chúng ta gọi là số điện đấy.Cách tính ra kWh = (Công suất trung bình x tổng số giờ sử dụng) / 1000. Lúc này chúng ta sẽ thấy với PSU có mức hiệu suất 70% thì số kWh sẽ là 571W x 4015 ~ 2292 kWh. Và PSU có mức hiệu suất 90% thì số kWH sẽ là 444 x 4015 ~ 1782 kWh. Như cách tính ở trên, chúng ta dễ dàng nhận thấy sự chênh lệch giữa PSU có hiệu suất 90% và 70% sẽ là 2292 – 1782 = 500 kWh / 1 năm. Với một bạn sinh viên đi thuê trọ, một ngày trung bình sử dụng hệ thống PC khoảng 11 tiếng, điện chi trả với mức giá chủ nhà trọ quy định ở mức trung bình bây giờ là 4k/ kWh. Vậy là trong 1 năm, bạn sinh viên đó nếu sử dụng PSU có hiệu suất 90% sẽ tiết kiệm được số tiền là 2 triệu đồng. Như mọi người có thể thấy, tiền tiết kiệm hàng năm thực sự có thể tăng lên trên mỗi máy tính sử dụng các bộ nguồn có hiệu suất cao. Tất nhiên, chi phí ban đầu đầu tư cho một PSU có hiệu suất cao sẽ nhiều hơn so với PSU có hiệu suất thấp. Tuy nhiên, tùy thuộc vào việc nhu cầu sử dụng của người dùng mà chi phí đầu tư ban đầu cho PSU có hiệu suất cao có thể được thu lại được là sớm hay muộn, nhưng thông thường là từ 8 tới 12 tháng cho các game thủ. Đặc biệt, nếu người sử dụng là các trâu thủ, việc sử dụng các PSU chất lượng với hiệu suất cao sẽ có ý nghĩa lớn hơn nhiều khi tiết kiệm được kha khá tiền điện.